TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐÀ LẠT
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE
(Ban hành theo Quyết định số 472 ngày 23 tháng 08
năm 2023 của Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Đà Lạt)
I.
ĐÀO TẠO LÁI XE
HẠNG A1
Thời gian đào tạo: 12 giờ (lý
thuyết: 10, thực hành lái xe: 02);
II.
ĐÀO TẠO LÁI XE HẠNG B1, B2, C
1.
Thời
gian đào tạo
a.
Hạng B1:
- Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết:
136, thực hành lái xe: 340);
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý
thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
b.
Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
c.
Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
2.
Các
môn kiểm tra:
a.
Kiểm
tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông
thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng
phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
b.
Kiểm
tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp
luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái
xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
III.
NỘI DUNG VÀ
PHÂN BỔ CHI TIẾT CÁC MÔN HỌC (xem chương trình chi tiết tại đây)
IV.
QUY TRÌNH ĐÀO TẠO
Giảng dạy lý thuyết đến hướng dẫn
thực hành đến rèn luyện kỹ năng và kiểm tra cuối khóa cấp chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ sơ cấp nghề.
V.
ĐIỀU KIỆN XÉT TỐT NGHIỆP
1.
Đủ điều kiện được dự thi tốt
nghiệp:
-
Hồ sơ hợp lệ
-
Nộp học phí đầy đủ
-
Điểm tổng kết các môn học đạt từ 5.0 điểm trở lên (điểm
đã quy đổi)
-
Không trong thời gian đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
tại thời điểm kiểm tra kết thúc khóa học
2.
Điều kiện công nhận tốt nghiệp: Kiểm tra cuối khóa đạt
yêu cầu
VI.
PHƯƠNG PHÁP, THANG ĐIỂM
ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI HẠNG B, C
1.
Phương pháp đánh giá: Tự luận, trắc nghiệm, thực hành
2.
Thang điểm: Sử dụng thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính
hàng thập phân 1 con số (sau quy đổi)
VII.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG
TRÌNH
1.
Đối với hạng A1 chỉ tổ chức đào tạo và giới thiệu cho học viên tham gia sát hạch để cấp
giấy phép lái xe, không cấp chứng ghỉ sơ cấp nghề
2.
Đối với hạng B, C:
-
Được tổ chức đào tạo vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ
hành chính, nhưng phải bảo đảm nội dung chương trình và thời gian quy định
-
Môn học cấu tạo & sửa chữa thông thường và môn học nghiệp
vụ vận tải đối với hạng B học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo
kiểm tra cho điểm
-
Môn thực hành lái xe được thực hiện sau khi học viên kiểm
tra đạt yêu cầu môn luật giao thông đường bộ và kỹ thuật lái xe
-
Thực hành lái xe số tự động được thực hiện sau khi đã học
viên học xong các bài tập có số thứ tự 1,2,3,4,5
-
Kiểm tra cấp chứng chỉ
đào tạo, chứng chỉ sơ cấp nghề khi kết thúc khóa học gồm:
môn luật giao đường bộ theo phần mềm câu hỏi sát hạch lý thuyết trên máy tính, Mô phỏng, thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến
lùi chữ chi và thực hành lái xe trên đường.
VIII.
GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO
1.
Giáo trình: Pháp luật giao thông đường bộ:
Chủ biên: Tổng cục đường bộ Việt nam
Biên soạn sửa đổi : Ths. Vương Trọng Minh
2.
Giáo trình: Cấu tạo và sửa chữa thông thường xe ô tô:
Chủ biên: Tổng cục đường bộ Việt nam
Biên soạn : Ths. Vương Trọng Minh
3.
Giáo trình: Nghiệp vụ vận tải:
Chủ biên: Tổng cục đường bộ Việt nam
Biên soạn sửa đổi : Ths. Vương Trọng Minh
4.
Giáo trình: Kỹ thuật lái xe ô tô:
Chủ biên: Tổng cục đường bộ Việt nam
Biên soạn : Ths. Vương Trọng Minh
5.
Giáo trình: Đạo đức người lái xe và văn hóa giao
thông:
Chủ biên: Tổng cục đường bộ Việt nam
Biên soạn sửa đổi : Ths. Vương Trọng Minh
(Xem Chương trình đào tạo chi tiết tại đây)